Cách phục hồi bình acquy xe nâng điện

Bước 1: Kiểm tra tình trạng ắc quy

  • Kiểm tra tình trạng bình xem có phồng rộp hay không.
  • Kiểm tra tình trạng đầu cực các điểm nối có han rỉ hay ăn mòn hay không.
  • Kiểm tra mức dung dịch điện phân của từng cells trong bình.
  • Kiểm tra tỷ trọng chất điện phân của từng cells của bình ắc quy.
  • Xác định điện áp và nội trở từng cells của ắc quy. Nếu cần thiết, sử dụng tải giả để xác định dung lượng còn lại bình ắc quy.
Bình ắc quy xe nâng điện

Bình ắc quy xe nâng điện

Bước 2: Tổng kết, đánh giá về tình trạng của từng bình

  • Lập báo cáo về tình trạng bình, các thông số và serial, tên nhà sản xuất của từng bình.
  • Đánh dấu các bình cần bảo dưỡng.
  • Phân loại các bình ắc quy dựa trên tình trạng bình, bao gồm: Bình có dung lượng từ 20% – 70% dung lượng định mức. Bình có dung lượng từ trên 70% đến 85% dung lượng định mức.
  • Dựa trên kết quả đánh giá về tình trạng của các bình ắc quy mà chuyển qua bước 3 để chọn hóa chất phục hồi phù hợp với tình trạng từng loại bình.

Bước 3: Phục hồi

  • Hút dung dịch acid trong ắc quy đến mức có thể.
  • Rót dung dịch phục hồi, ngâm trong ít nhất 4 giờ.
  • Nạp theo qui trình phục hồi trong thời gian từ 20 giờ đến 24 giờ.
  • Chuẩn độ lại và bổ sung dung dịch, đo dung lượng.
  • Nạp phục hồi trong 10 giờ.

Chuẩn bị:

  1. Volt kế tổng trở thấp 100 Ohm/volt.
  2. Máy đo dung lượng, thiết bị đo tỉ trọng.
  3. Máy nạp (2,4V/50A max) và máy nạp tổ hợp accu (12V, 24V, 48V, 72V, 96V và 220V / 20A đến 150A).
  4. Hoá chất phục hồi, Sulfuric acide, nước cất…
  5. Các thiết bị cắt + ráp + nâng hạ + kéo + các thiết bị phụ trợ pha chế và lưu trữ hoá chất.
Nếu có nhu cầu về sửa chữa xe nâng, thay thế phục tùng xe nâng, sửa bình acquy xe nâng... Vui lòng liên hệ

 

  • Tin khác